Phòng khách là nơi gây ấn tượng đầu tiên với khách nên bạn đừng ngại đầu tư để có không gian tiện nghi, thoải mái và có tính thẩm mỹ cao. Mỗi mau tran thach cao phòng khách dưới đây đều được thiết kế khác nhau, nhưng điểm chung là đều đẹp và sang. Đi từ cổ điển, tân cổ điển cho tới hiện đại sự đa dạng trong mẫu thiết kế chính là điểm mạnh khi bạn lựa chọn hệ trần giả thạch cao này.
Trần thạch cao phòng khách là chìa khóa để mở ra một không gian sống sang trọng, tinh tế và có điểm nhấn riêng biệt. Với sự đa dạng của trần thạch cao trên thị trường hiện nay việc chọn lựa mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp và phù hợp không gian lại càng cần được ưu tiên, chú trọng hơn. Trong bài viết này, Decox sẽ chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm thiết kế trần thạch cao cũng như các mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp, ấn tượng theo đa dạng phong cách, kích thước phòng khách, cùng theo dõi nhé.
Trần thạch cao nổi
Trần thạch cao thả hay còn gọi là trần nổi hoặc trần thả, được thiết kế với một phần thanh xương bị lộ ra ngoài. Có thể hiểu cách khác là trần thạch cao là một phần trang trí trên khung nền của trần nhà. Phần trang trí này bao gồm khung hình vuông hoặc hình chữ nhật gọi là khung trần nổi và tấm trang trí phủ PVC hay in lụa trên nền tấm thạch cao hoặc tấm xi măng. Loại trần này có tác dụng để che đi các khuyết điểm của công trình như các chi tiết kỹ thuật hay những đường dây điện, ống nước… dưới trần bê tông hoặc mái tôn, mái ngói nhằm tăng thẩm mỹ cho những ngôi nhà có không gian rộng.
Ưu điểm của trần thạch cao nổi:
- Thao tác thi công đơn giản, nhanh chóng nên sẽ giúp tiết kiệm chi phí nhân công.
- Trần thạch cao nổi tháo lắp và sửa chữa rất dễ dàng. Khi có sự cố xảy ra bạn chỉ cần tháo tấm thạch cao hỏng ra và thay bằng tấm mới vào.
- Rất thuận tiện cho việc lắp đặt đường dây điện, dây cáp, các thiết bị và hệ thống thông gió trên trần.
- Khi thời tiết biến đổi, trần thạch cao nổi ít khi bị biến dạng, cong võng sau khi thi công.
Nhược điểm của trần thạch cao nổi:
- Trần thạch cao nổi sử dụng những mẫu tấm thạch cao có kích thước cố định, nên khó thay đổi thiết kế sau khi hoàn thành.
- Không sử dụng các tấm thạch cao có kích thước nhỏ được vì dễ gây cảm giác chia vụn không gian. Bởi vậy các trần thạch cao nổi thường ít được ứng dụng cho những không gian nhỏ mà hay được ứng dụng cho những công trình lớn như nhà xưởng, hội trường…
Trần thạch cao chìm
Trần thạch cao phòng khách chìm là loại trần mà hệ thống khung xương đều được các tấm thạch cao che đi. Nếu chiêm ngưỡng loại trần này bạn sẽ có cảm giác như trần xi măng bình thường được tô trát lớp bả mịn lên.
Ưu điểm của trần thạch cao chìm
- Trần thạch cao chìm có tính thẩm mỹ cao và đa dạng về thiết kế giúp tăng vẻ sang trọng, hiện đại cho không gian phòng khách
- Dễ dàng trang trí hoa văn, họa tiết theo phong cách và gu thẩm mỹ gia chủ thích
- Dễ dàng phù hợp với nhiều không gian thi công có lối kiến trúc khác nhau, tối ưu không gian mang lại cảm giác thông thoáng.
- Trọng lượng nhẹ, an toàn cho người sử dụng
- Cách âm cách nhiệt tốt hơn trần nổi nên được ứng dụng nhiều trong nhà ở như phòng khách, phòng ngủ.
Nhược điểm trần thạch cao chìm: - Quá trình thi công khá phức tạp nên tốn nhiều thời gian và công sức hơn so với thi công trần nổi. Chính vì vậy chi phí lắp đặt cao hơn.
- Khi sửa chữa hay kiểm tra bất kỳ chi tiết nào cũng cần phải tháo dỡ toàn bộ trần thạch cao phòng khách, việc này tốn khá nhiều công sức và đôi khi còn phải đập bỏ cả trần thạch cao.
Trần thạch cao phẳng
Trần thạch cao phẳng là loại trần thạch cao đơn giản, dễ thi công nhất. Có thể hiểu đơn giản đây là loại trần mà sau khi hoàn thiện thì bề mặt các tấm thạch cao sẽ cùng nằm trên một mặt phẳng, không có khung xương đỡ nhô ra như trần thạch cao nổi. Trần thạch cao phẳng giúp tạo cảm giác rộng rãi cho không gian nhờ sự giản lược về chi tiết. Thời gian thi công trần thạch cao phẳng cũng rất nhanh chóng và thao tác cũng đơn giản hơn các loại trần khác.
Trần thạch cao giật cấp
Có thể hiểu đơn giản trần thạch cao giật cấp là loại trần được giật xuống từng cấp khác nhau. Theo các chuyên gia và kiến trúc sư trong ngành thì đây là kiểu trần hàm chứa giá trị nghệ thuật cao nhất cho không gian phòng khách đẹp. Trần thạch cao giật cấp cũng được chia hai loại là trần thạch cao giật cấp kín và trần thạch cao giật cấp hở.
Trong đó, phổ biến hơn và có giá trị thẩm mỹ cao hơn là loại trần thạch cao giật cấp hở (hay còn gọi là trần thạch cao giật cấp dạ đèn). Trần thạch cao giật cấp dạ đèn với thiết kế hở và tích hợp đèn Led ở phía trong, tạo luồng ánh sáng hắt từ bên trong tỏa ra ngoài một cách độc đáo và ấn tượng. Mỗi loại trần thạch cao phòng khách đều có những ưu nhược điểm riêng của nó, do vậy khi thi công gia chủ nên tham khảo ý kiến của kiến trúc sư để lựa chọn được loại trần thạch cao phù hợp nhất với không gian đặc biệt này.